Năm 2023: Ngành thủy sản Thành phố phấn đấu sản lượng khai thác đạt 4.450 tấn

Thành phố Hạ Long có đường bờ biển dài 50 km, diện tích vùng biển khoảng 434 km2 với các chương bãi và bãi triều phù hợp nuôi các loài thủy đặc sản. Hơn nữa, thành phố Hạ Long còn có Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, ngoài các giá trị về địa chất, địa mạo còn là một ngư trường quan trọng. Đây là những tiềm năng, lợi thế tạo tiền đề để phát triển kinh tế thủy sản của Thành phố. Phát huy thế mạnh đó cùng với sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh, thành phố năm 2023, Ngành thủy sản Thành phố phấn đấu sản lượng khai thác đạt 4.450 tấn.

Du khách thích thú trải nghiệm nuôi trồng thuỷ sản trên vịnh

Đoàn công tác liên ngành Thành phố kiểm tra, yêu cầu phá dỡ công trình nuôi trồng thủy sản trái phép trên vịnh Hạ Long

Năm 2022, ngành thủy sản thành phố Hạ Long đã đạt được những kết quả tích cưc như: Sản lượng thủy sản 4.403 tấn trong đó: Sản lượng khai thác đạt 2.358 tấn; nuôi trồng đạt 2.045tấn; Giá trị sản xuất thủy sản theo giá hiện hành đạt gần 660 tỷ đồng chiếm 60% giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp. Các sản phẩm thủy sản Hạ Long có chất lượng cao, an toàn được thị trường tín nhiệmCông tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản được thành phố tập trung chỉ đạo, quyết liệt triển khai thực hiện đồng bộ gắn với bảo vệ môi trường biển và tái tao nguồn lợi thủy sản. Nguồn lợi thuỷ sản đã có dấu hiệu phục hồi tích cực, nhất là tại khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt như vùng lõi Vịnh Hạ Long. Các công nghệ hiện đại trong khai thác, nuôi trồng thuỷ sản được ngư dân trên địa bàn thành phố áp dụng, mag lại hiệu quả cao. Chuỗi liên kết, chương trình mỗi xã phường một sản phẩm toàn thành phố có 69 sản phẩm OCOP nông lâm sản và thủy sản trong đó có 10 sản phẩm OCOP về thủy sản; nuôi; Hệ thống kết cấu hạ tầng cho ngành thủy sản được quan tâm triển khai đầu tư bao gồm cả hạ tầng nuôi trồng thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá;Đời sống ngư dân ngày càng cải thiện, nhiều người dân giàu lên từ nghề thủy sản.

Hạ Long thả cá giống bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Đó là những kết quả rất đáng khích lệ mà lĩnh vực thuỷ sản thành phố đã đạt được, và càng có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh tỉnh và đất nước ta đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do thiên tai, dịch bệnh, suy thoái, ô nhiễm môi trường,...Tuy nhiên, phát triển kinh tế thủy sản vẫn còn một số tồn tại, hạn chế: Chưa khai thác tốt tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên khu vực biển và nguồn lợi thủy sản; quy hoạch còn chưa đồng bộ, chồng chéo và thiếu ổn định; cơ sở hạ tầng các vùng nuôi tập trung, cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão còn thiếu và chưa đồng bộ; công tác quản lý đất bãi triều, mặt nước nuôi trồng thủy sản còn nhiều hạn chế; liên kết vùng, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị còn chưa chặt chẽ; tình trạng đánh bắt hải sản bằng nghề cấm, ngư cụ mang tính chất hủy diệt thuỷ sản còn diễn ra phức tạp; nguồn lợi hải sản, các hệ sinh thái biển có nguy cơ bị suy giảm, cạn kiệt; khoảng cách giàu, nghèo của người dân ven biển có xu hướng gia tăng.

Phát triển kinh tế thủy sản gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an ninh, quốc phòng góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Thời gian tới lĩnh vực thủy sản để phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ Kế hoạch năm 2023, sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 4.450 tấn, giá trị tăng trưởng thủy sản ước đạt 770 tỷ đồng. Cần tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản, ngăn chặn các nghề cấm, nghề huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản. Tăng cường quản lý chống đánh bắt bất hợp pháp (IUU); Rà soát và ban hành bổ sung các quy định quản lý thuộc thẩm quyền của UBND thành phồ theo chỉ đạo của UBND tỉnh, các sở ban ngành; Phát triển bảo tồn biển gắn với du lịch sinh thái, thành lập và đi vào hoạt động các khu bảo tồn biển; Khoanh vùng, thành lập các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản; Tăng cường bảo vệ và tái tạo các hệ rạn san hô hiện hiện đang phát triển tại vịnh Hạ Long; từng bước thả rạn nhân tạo, trồng phục hồi san hô sản xuất giống một số loài đặc sản có giá trị cao, các loài bản địa hiện suy giảm nghiêm trọng để thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản như: cua biển,  tôm he, tôm sú, cá song, cá chim…

Chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác hợp lý giữa các vùng biển theo hướng giảm tàu nhỏ tại vùng ven bờ; phát triển hợp lý, hiệu quả số lượng tàu tại vùng lộng và vùng khơi với trang thiết bị hiện đại, đồng bộ,đảm bảo sinh kế của cộng đồng ngư dân.Củng cố, đổi mới các tổ, đội hợp tác, hợp tác xã, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, các liên doanh, liên kết giữa ngư dân với doanh nghiệp. Từng bước phát triển đội tàu cá vỏ thép, vỏ vật liệu mới thay thế vỏ gỗ; đầu tư hệ thống bảo quản hải sản sau khai thác; hiện đại hoá tàu cá để nâng cao năng suất, hiệu quả khai thác;giảm tổn thất sau thu hoạch.

Chuyển dịch cơ cấu nuôi trồng: Dịch chuyển và giảm diện tích nuôi trồng thủy sản nội địa, mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản trên biển phù hợp với quy hoạch không gian biển, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ, quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản. Phát triển vùng nuôi theo phương thức công nghiệp phù hợp với sức tải môi trường; 100% cơ sở nuôi trồng đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm; chủ động sản xuất, ương dưỡng đáp ứng được trên 85% nhu cầu giống chủ lực của tỉnh, có chất lượng cao, sạch bệnh đối với nhóm đối tượng thủy sản chủ lực của tỉnh. Tăng cường công tác giám sát dịch bệnh và quan trắc môi trường nuôi thủy sản.

Tập trung đa dạng hóa đối tượng nuôi, hiện đại hóa hệ thống sản xuất giống thủy sản gắn với các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, gắn với nuôi đối tượng chủ lực tôm, nhuyễn thể, cá biển; gắn với đối tượng đặc thù của thành phố như hầu, ngao, trai cấy ngọc; gắn với đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao như cá song, cá chim vây vàng, cá vược. Tập trung nghiên cứu, nhập và chuyển giao công nghệ nuôi các loài thủy sản mới có giá trị kinh tế cao phù hợp tiềm năng và lợi thế của Thành phố.

Việc chế biến thương mại nghề cá cần thu hút phát triển các nhà máy chế biến thủy sản mới theo hướng hiện đại, chế biến sâu; đẩy mạnh phát triển các cơ sở chế biến tiêu thụ nội địa, gắn với chương trình OCOP của tỉnh; phát triển các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị giữa các nhà máy chế biến với cơ sở sản xuất và cung ứng nguyên liệu nhằm đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng đáp ứng nhu cầu của thị trường. Khuyến khích đầu tư, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong bảo quản sản phẩm, chế biến đa dạng hóa sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao như: Thực phẩm chức năng, sản phẩm ăn liền,... Phát triển thị trường nội địa gắn với các sản phẩm OCOP; Duy trì và phát triển ổn định xuất khẩu thủy sản sang các thị trường truyền thống như: Trung Quốc, Nhật Bản...

Trong thời gian tới, ngoài việc phấn đấu sản lượng khai thác đạt 4.450 tấn, Thành phố sẽ gắn sản xuất với bảo vệ môi trường, nguồn lợi thủy sản. Thực hiện tốt công tác đăng ký, đăng kiểm tàu cá và các phương án đảm bảo an toàn cho người, tàu cá hoạt động trên biển.

Hồng Hạnh

Theo Cổng thông tin điện tử thành phố Hạ Long

Thời tiết

Tỷ giá ngoại tệ
Thống kê truy cập
Đang online 2